Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai Bom lượn

Bom lượn được người Đức phát triển trong Chiến tranh thế giới thứ hai, mục tiêu ban đầu là chống tàu.

Hồi Chiến tranh thế giới thứ hai, tàu biển rất khó đánh. Tàu chiến có giáp dày và hệ thống phòng không tốt. Các máy bay ném bom bổ nhào rất khó chiến đấu hiệu quả. Người ta cần tìm cách ném bom từ xa. Tuy vậy, tàu chiến nhỏ, nên việc ném bom hạng nặng tầm xa chính xác rất khó. Lúc đó, đã có hai phương án giải quyết.

Người Mỹ sử dụng một đoàn máy bay rải thảm, phần lớn đạn trượt, chỉ một phần trũng cũng đủ diệt tàu, họ chế B-25B-29.

Người Đức tìm một phương án tiên tiến hơn, là điều khiển để bom đi được chính xác. Điều này đã làm xuất hiện các đạn chống tàu có điều khiển. Ngày nay, đạn chống tàu có điều khiểnvũ khí chủ lực chống tàu. Những đạn chống tàu của Đức kiểu đó ban đầu là bom lượn, sau này, người Nga mới phát triển những đạn diệt hạm kiểu tên lửa đầu tiên được sản xuất thực tế: P-15 (được trung bày ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Hà Nội).

HOPE (HOchleistungs-PEnetrator = High Performance Penetrator) và HOSBO (HOchleistungs-Spreng-BOmbe = High Performance Explosive Bomb), đạn khoan và đạn nổ phá tiện dụng.

Ban đầu, người Đức chế tạo bom có điều khiển tăng cường độ chính xác, áp dụng trong các bom chìm. Sau đó, phòng không phát triển và nhu cầu về loại bom lượn có cánh có điều khiển xuất hiện. Chương trình được phát triển từ năm 1939.

Đức Chiến tranh thế giới thứ hai, R/C

Fritz X loại Ruhrstahl SD 1400 X

Cấu hình ban đầu là bom lượn có cánh, được điều khiển bằng lệnh qua radio (R/C). Người ta dùng một antena chấn tử đặt sau đuôi bom để nhận lệnh. Phiên bản ban đầu máy điều khiển 100 kg dùng trong Ruhrstahl SD 1400 (Splitterbombe, dickwandig, 1400 kg - tiếng Đức "nổ phá, tường dày, 1400 kg"). Sau đấy là bản thực tế hơn ra đời, tạo thành nhóm đạn có điều khiển Fritz X. Loại đạn này được chế tạo nhiều phiên bản như Ruhrstahl SD 1400 X, X-1, PC 1400X hay FX 1400, trong này có cả bom lượn và đạn tên lửa. Thật ra, khó có thể gọi là tên lửa vì những phiên bản có động cơ được sử dụng để thuận tiện phóng tốc độ thấp, đây chỉ là động cơ tăng tốc ban đầu, thời gian làm việc rất ngắn so với thời gian bom hoạt động.

Fritz X đã lập nhiều chiến công. Nó bắn từ xa 8 km, ngoài tầm của tất cả các hệ thống phòng không. Đạn được bảo vệ tốt, rất khó bắn hỏng. Xác suất bắn trúng 15 mét là một nửa, 30 mét là 90%. Năm 1943, Đức đánh hỏng chiến hạm Ý đầu hàng Italia, đánh chìm Roma (Italia là chiến hạm chỉ huy - flag ship của Ý; Roma là cái cùng thiết kế dùng thay thế, hai chiến hạm mạnh nhất của Ý). Ngoài ra: USS Savannah (hỏng nặng) và nhiều tàu vận tải. HMS Warspite cũng dính là loại khỏi vòng chiến. USS Philadelphia chìm và tuần dương hạm HMS Spartan chìm.

http://www.1jma.dk/articles/1jmaluftwaffegroundweapons.htm

http://www.ausairpower.net/WW2-PGMs.html

Bom lượn này phá hủy vỏ tàu 500mm.

Henschel Hs 293 là phiên bản phát triển các tiến bộ trên cộng thêm bộ đo cao radio đơn giản. Nhưng Henschel Hs 293 là đạn có điều khiển có động cơ, đúng ra ngày nay gọi là đạn hành trình, "cruise missile". Tuy vậy, cũng như các phiên bản Fritz X có động cơ, đạn vẫn bay tiếp khi hết nhiên liệu. Đạn có một động cơ phản lực đơn giản pulse ram jet dùng nhiên liệu lỏng thông thường, cho phép nó bay ngang. Đạn được máy bay mẹ thả xuống, bay là mặt biển song song với máy bay mẹ, máy bay mẹ điều khiển đạn sang trái phải, không cần chú ý đến cao độ, dễ điều khiển hơn nhiều. Đạn này cũng lập được kha khá chiến công lớn.

Các Hs-293 dược cải tiến nhiều, trong đó có phiên bản dẫn đường Tivi đầu tiên của thế giới. Hs-293D là phiên bản không đối không nhưng chỉ có 8 mẫu thử, nó có ngòi âm thanh và động cơ làm việc lâu, một phần đầu đạn chuyển cho động cơ.

Tuy nhiên, khó khăn lớn với thiết bị điều khiển R/C hồi đấy: nó không thể bắn nhiều đạn một lúc, rất khó chế tạo, rất khó điều khiển. Nhưng cản trở lớn nhất xuất hiện, người Anh phát hiện ra mã lệnh R/C, mà thay đổi mã này rất khó. Điều này dẫn đến việc phương án R/C dừng. Tuy các thiết bị gây nhiễu đã được lắp trên các tàu chiến Đồng Minh, nhưng không hiểu sao đến D-day, chiếc Tàu chiến Na Uy Svenner vẫn ăn chưởng.

Đức Chiến tranh thế giới thứ hai, Radio Homing

Phương án thứ 2 là "củ cải", nguyên lý tự tìm mục tiêu radio, hay tiền thân của "radar bán chủ động". Máy bay mẹ chiếu sóng radio vào tàu địch với cường độ cao, phản xạ được đạn thu lại và định hướng đạn. Vì thiết bị này lắp ở đầu đầu đạn, trông như củ cải đỏ nên có tên như vậy.

Blohm & Voss BV 246 được phát triển năm 1943 với tư cách là bom lượn diệt tàu tầm xa. Bom được thiết kế để bắn xa 100 km, ban đầu sử dụng R/C, ngày 12/12-1943, bom được đặt hàng sản xuất hàng loạt. Tuy vậy, năm 1944 do phần điều khiển không chống được thiết bị gây nhiễu nên chương trình dừng. Đến năm 1945, bom được tái khởi động chương trình, tên mới là BV 246-củ cải để phân biệt với đời cũ. Thử nghiệm đầu tiên tại Unterlüss, 10 quả chỉ 2 quả trúng mục tiêu 2 mét. 1000 quả được đặt hàng, nhưng do thiếu phần diều khiển (đang phát triển), nên không quả nào được dùng. Cấu tạo phần cơ của vũ khí này rất tốt. Phát triển lớn nhất của vũ khí này ở chỗ, nó đã có hai con quay hồi chuyển, đo xa radio và máy tính tương tự đơn giản, nó đúng là một viên đạn có điều khiển như ngày nay .